- Ngày nay, toàn thế giới đều hiểu khi một chàng trai lấy ra một chiếc nhẫn, dâng lên cho một cô gái, dù lúc dâng anh ta quỳ xuống, đứng thẳng, đứng nghiêng hay nằm thì lúc đó cũng là lúc anh ta ngỏ lời muốn lấy cô gái làm vợ. Từ trẻ con đến người già, từ cô gái làm nghề mổ gà tới chàng trai lãng mạn đều hiểu điều này.
Nhưng phong tục ấy có nguồn gốc ra sao?
Đó là từ cách đây một ngàn năm, con người không có xe máy, xe hơi, không có tivi màn hình phẳng lẫn tủ lạnh, điện thoại di động cũng không có nốt, kể cả loại thường lẫn loại màn hình cảm ứng.
Lúc đó, bò là tài sản giá trị nhất vì bò cho sữa, cho thịt và cho da, chưa kể thỉnh thoảng cho cưỡi. Những gia đình có bò con danh giá hơn có xe hơi Mercedes hiện nay.
Do đó, những chàng trai chủ bò rất được các cô gái ưa chuộng. Hầu như rất ít thiếu nữ cưỡng nổi tình yêu với anh có bò. Cứ mang bò tới nhà là thành công.
Nhưng mang bằng cách nào? Đầu tiên các chàng trai dắt bò bằng dây, nhưng dây dài, vướng víu, chưa kể nhiều dây bị đứt giữa đường (từ đó dân gian có câu “nửa đường đứt gánh”). Bò chạy vụt đi mất. Nhân thể nói thêm, bò hồi đó chạy rất nhanh do không có kẹt xe.
Các chàng trai bèn nghĩ ra cách dùng một vòng to bằng gỗ hoặc bằng sắt tròng vào cổ bò lôi đi. Vòng ấy rất khó bị gãy. Đến đám cưới, trao vòng, trong vòng có con bò vào tay cô dâu là an toàn tuyệt đối.
Nhưng phong tục này bị một số người trí thức phản đối (hồi đó những ai hay suy nghĩ, ngủ ít hơn kẻ khác thì gọi là trí thức). Họ nói việc mang bò đến lễ cưới như thế có vẻ khoe khoang, khiến những ai chưa có bò chạnh lòng. Chưa kể bò không phải con vật làm chủ tốt bản thân, có khả năng gây mất vệ sinh bữa tiệc.
Thêm một lý do nữa là số người muốn kết hôn ngày càng đông, mà số bò không tăng nhiều như vậy. Nhiều chàng trai hứa tặng bê, rồi thậm chí bê còn chưa sinh ra đã bị mang ra hứa.
Vì thế, trong đám cưới, chú rể chỉ cần dâng tặng một cái vòng cổ bò, coi như một giấy chứng nhận sẽ có bò là đủ. Tất nhiên, sẽ có những anh gian manh, chưa có bò đã sắm vòng nhưng số ấy không nhiều vì nói chung ngày xưa con người trung thực, ít nhất là trong hôn nhân.
Phong tục trao vòng cổ bò tồn tại rất lâu, xuất phát từ châu Mỹ, nơi có nhiều đồng cỏ rộng và có nhiều bò.
Nhưng đến khi sang châu Âu, quanh năm tuyết phủ, bò không nhiều và các cô gái không thích bò bằng mèo. Vì mèo nom dễ thương, xinh đẹp, sạch sẽ lại không ầm ĩ như bò. Mèo cũng chả khi nào bị mắng là ngu như bò. Thế là các chàng trai châu Âu muốn cầu hôn bạn gái phải trao vòng cổ mèo. Vòng ấy rất tiện lợi vì bé nên các cô gái có thể xỏ vào cổ tay.
Nhưng khác với chó, mèo là con vật ngày xưa ở châu Âu rất hiếm. Muốn có mèo phải có thứ gì cho nó ăn. Ai chả biết mèo ăn chuột. Từ đó suy ra, kẻ nào có chuột, kẻ đó có mèo.
Vòng cổ chuột ra đời từ đó. Phần lớn mèo xơi chuột nhắt nên vòng bé xíu, để khỏi bị mất, các cô gái xỏ luôn vào ngón tay.
Nhưng dần dần, các cô phát hiện ra nhiều chàng trai ăn gian, có đưa vòng nhưng vẫn không đưa chuột và đưa mèo.
Họ bèn đòi cái vòng đó phải làm bằng vàng hay kim cương, để coi như một sự bảo đảm.
Nhẫn cưới từ đó ra đời!
Nhưng phong tục ấy có nguồn gốc ra sao?
Đó là từ cách đây một ngàn năm, con người không có xe máy, xe hơi, không có tivi màn hình phẳng lẫn tủ lạnh, điện thoại di động cũng không có nốt, kể cả loại thường lẫn loại màn hình cảm ứng.
Lúc đó, bò là tài sản giá trị nhất vì bò cho sữa, cho thịt và cho da, chưa kể thỉnh thoảng cho cưỡi. Những gia đình có bò con danh giá hơn có xe hơi Mercedes hiện nay.
Do đó, những chàng trai chủ bò rất được các cô gái ưa chuộng. Hầu như rất ít thiếu nữ cưỡng nổi tình yêu với anh có bò. Cứ mang bò tới nhà là thành công.
Nhưng mang bằng cách nào? Đầu tiên các chàng trai dắt bò bằng dây, nhưng dây dài, vướng víu, chưa kể nhiều dây bị đứt giữa đường (từ đó dân gian có câu “nửa đường đứt gánh”). Bò chạy vụt đi mất. Nhân thể nói thêm, bò hồi đó chạy rất nhanh do không có kẹt xe.
Các chàng trai bèn nghĩ ra cách dùng một vòng to bằng gỗ hoặc bằng sắt tròng vào cổ bò lôi đi. Vòng ấy rất khó bị gãy. Đến đám cưới, trao vòng, trong vòng có con bò vào tay cô dâu là an toàn tuyệt đối.
Nhưng phong tục này bị một số người trí thức phản đối (hồi đó những ai hay suy nghĩ, ngủ ít hơn kẻ khác thì gọi là trí thức). Họ nói việc mang bò đến lễ cưới như thế có vẻ khoe khoang, khiến những ai chưa có bò chạnh lòng. Chưa kể bò không phải con vật làm chủ tốt bản thân, có khả năng gây mất vệ sinh bữa tiệc.
Thêm một lý do nữa là số người muốn kết hôn ngày càng đông, mà số bò không tăng nhiều như vậy. Nhiều chàng trai hứa tặng bê, rồi thậm chí bê còn chưa sinh ra đã bị mang ra hứa.
Vì thế, trong đám cưới, chú rể chỉ cần dâng tặng một cái vòng cổ bò, coi như một giấy chứng nhận sẽ có bò là đủ. Tất nhiên, sẽ có những anh gian manh, chưa có bò đã sắm vòng nhưng số ấy không nhiều vì nói chung ngày xưa con người trung thực, ít nhất là trong hôn nhân.
Phong tục trao vòng cổ bò tồn tại rất lâu, xuất phát từ châu Mỹ, nơi có nhiều đồng cỏ rộng và có nhiều bò.
Nhưng đến khi sang châu Âu, quanh năm tuyết phủ, bò không nhiều và các cô gái không thích bò bằng mèo. Vì mèo nom dễ thương, xinh đẹp, sạch sẽ lại không ầm ĩ như bò. Mèo cũng chả khi nào bị mắng là ngu như bò. Thế là các chàng trai châu Âu muốn cầu hôn bạn gái phải trao vòng cổ mèo. Vòng ấy rất tiện lợi vì bé nên các cô gái có thể xỏ vào cổ tay.
Nhưng khác với chó, mèo là con vật ngày xưa ở châu Âu rất hiếm. Muốn có mèo phải có thứ gì cho nó ăn. Ai chả biết mèo ăn chuột. Từ đó suy ra, kẻ nào có chuột, kẻ đó có mèo.
Vòng cổ chuột ra đời từ đó. Phần lớn mèo xơi chuột nhắt nên vòng bé xíu, để khỏi bị mất, các cô gái xỏ luôn vào ngón tay.
Nhưng dần dần, các cô phát hiện ra nhiều chàng trai ăn gian, có đưa vòng nhưng vẫn không đưa chuột và đưa mèo.
Họ bèn đòi cái vòng đó phải làm bằng vàng hay kim cương, để coi như một sự bảo đảm.
Nhẫn cưới từ đó ra đời!
0 Response to "Sự tích nhẫn cưới"
Đăng nhận xét